KHÔNG DÙNG LẠI CHAI ĐỂ ĐỰNG NƯỚC
Theo giáo sư Kellogg Schwab của đại học Johns Hopkins, ngay khi bắt đầu uống, môi và miệng của chúng ta khi tiếp xúc với chai nhựa đã truyền các vi sinh vào nước. Kết hợp với nhiệt độ phòng và ánh sáng mặt trời, những vi sinh vật này có thể nhân lên rất nhanh
Theo giáo sư thì việc sử dụng cùng một chiếc cốc uống nước ngày qua ngày sẽ làm tăng khả năng nhiễm một số vi khuẩn có hại – nhất là khi chiếc cốc đó được sử dụng bởi nhiều người và vi sinh vật từ những người đó được trộn lẫn với nhau trong cốc. Nhưng nếu bạn rửa cốc mỗi ngày thì sao? “có lẽ ta sẽ không gặp phải vấn đề gì”. – Giáo sư Schwab khẳng định – “Dù gì đây vẫn chưa phải là mối lo ngại hàng đầu về sức khỏe cộng đồng hiện nay”.
Thêm vào đó có một trường hợp thường hay xảy ra. Đó là việc cầm cốc bằng tay bẩn – nhất là nếu bạn (hoặc bất kỳ ai làm nhiệm vụ cất bát đĩa) quên không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Có vô số vi khuẩn gây bệnh trong chất thải người, và nếu ta cầm cốc uống nước với đôi tay không được rửa sạch, những vi khuẩn đó có thể lây nhiễm vào nước uống.
Nhưng vậy còn nước trong chai pet nước suối thì sao? Giáo sư cảnh báo: “Một hóa chất có tên tênbisphenol-A, hay BPA, cùng với một vài chất khác được dùng để sản xuất nhựa có thể hòa tan vào nước nếu như chai nước bị đun nóng hoặc đặt dưới ánh ngắn trực tiếp”. BPA là một chất làm rối loạn homone mà khoa học đã chứng minh có thể dẫn đến một vài căn bệnh nguy hiểm, như bệnh tim và ung thư. Giáo sư nói rằng, loại nhựa được dùng để làm chai đựng nước không được sản xuất với mục đích rửa sạch để sử dụng lần hai. Vì vậy lần tới nếu bạn có ý định giữ lại chai nhựa để đựng nước thì hãy nghĩ đến việc đem chúng đi tái chế. Hoặc tốt hơn, hãy dùng đồ đựng nước làm bằng kim loại hoặc thủy tinh.
CÁC TIN TỨC KHÁC